BỆNH PHONG THẤP LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG
Bệnh phong thấp là gì?
Bệnh phong thấp bản chất là bệnh lý viêm khớp, nguyên nhân là do những rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Những triệu chứng của bệnh phong thấp chủ yếu là đỏ, sưng, đau và cứng khớp. Tuy nhiên nếu như bệnh không được điều trị kịp thời thì nó cũng gây ảnh hưởng không ít đến những bộ phận khác trong cơ thể bao gồm tim, phổi, da, mạch máu, mắt và dây thần kinh.
Theo thống kê thì bệnh phong thấp thường khởi phát trong giai đoạn từ 30-50 tuổi. Trong đó nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều gấp đôi nam giới. Bệnh có diễn tiến khá phức tạp và nặng nề, bởi vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết hiện nay.
Nguyên nhân của bệnh phong thấp là gì?
Nguyên nhân bệnh phong thấp là gì? Không ít người thắc mắc về câu hỏi này và trên thực tế thì ngành y học cũng chưa thể tìm ra chính xác những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên một số yếu tố bao gồm di truyền, miễn dịch hay viêm nhiễm và môi trường sống đều có thể là những nguyên nhân gây bệnh.
Với yếu tố di truyền: yếu tố di truyền thường chiếm đến hơn 50% những trường hợp mắc bệnh. Do vậy nếu như trong gia đình bạn có ngưới mắc bệnh phong thấp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
Nguyên nhân bệnh phong thấp do truyền nhiễm: Theo nghiên cứu của ngành y tế, những loại vi khuẩn, vi rút có khả năng gây truyền nhiễm như M. Tuberculosis, vi rút Epstein-Barr Parvovirus B19 và vi rút cúm.
Do yếu tố nội tiết: Ngoài những nguyên nhân trên thì sự mất cân bằng của progesterone và estrogen được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh phong tê thấp.
Do môi trường sống: Nguyên nhân bệnh phong thấp theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định đúng phần lớn do người bệnh mắc phải những bệnh xương khớp, do chấn thương, tai nạn, do thời tiết, hay người bệnh hút thuốc lá hoặc tinh thần bị kích thích quá độ…
Triệu chứng bệnh phong tê thấp là gì?
Bệnh phong thấp là một trong những nguyên nhân gây tật nguyền thường gặp. Do vậy việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là điều rất quan trọng.
Đau nhức xương khớp: Bệnh phong thấp thường gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp không đột ngột. Người bệnh thường cảm nhận được những cơn đau âm ỉ ngay cả khi vận động hoặc không. Ngoài ra còn có triệu chứng sưng tấy tại các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay hoặc ở chân,… Ở một số trường hợp bị nặng thì người bệnh phong thấp sẽ bị co cứng các khớp và không thể gập duỗi được. Cùng với đó là sự biến dạng các khớp ngón tay, ngón chân;
Xuất hiện hạt dưới da: Một số nghiên cứu cho thấy, nhiều người bị bệnh phong tê thấp sẽ xuất hiện những hạt nhỏ ở dưới da, chúng có kích thước khoảng từ 0,2 – 0,3 cm và thường gặp ở những vùng da gót chân, khủy tay và đầu gối. Ngoài ra những hạt nhỏ này còn xuất hiện ở một số những cơ quan nội tạng bao gồm tổ chức phổi, màng tim, não,…;
Tê cứng buổi sáng: tình trạng co cứng xương khớp là triệu chứng thường gặp ở bệnh phong thấp. Chúng xuất hiện nhiều vào buổi sáng, gây khó khăn trong việc co duỗi và sinh hoạt của bệnh nhân như vận động và đi lại
Hội chứng giảm tiết dịch: Hầu hết những người bệnh bị phong thấp thì đều phải đối mặt với những triệu chứng như khô miệng, khô mắt,…
Không chỉ những triệu chứng kể trên, người bệnh phong thấp còn phải đối mặt với những biểu hiện như tim đập nhanh, thiếu máu, loạn nhịp, khó thở hoặc đau nhức ở phần tay,… Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Do vậy cần phải nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bệnh phong thấp kiêng ăn gì ?
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị những vấn đề về xương khớp. Vậy bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Hãy cùng chú ý những thực phẩm dưới đây nhé:
– Người bệnh phong thấp trước tiên cần phải từ bỏ ngay các chất kích thích bao gồm rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Những thực phẩm này có nguy cơ gây kích ứng giúp phá hủy những tế bào sụn khớp. Khi đó những triệu chứng đau xương khớp càng khó chịu hơn.
– Cũng giống như các chất kích thích khác thì những loại gia vị cay nóng bao gồm tiêu, ớt..nên tránh trong bữa ăn hàng ngày bởi nó không tốt cho xương khớp nói chung và bệnh phong thấp nói riêng.
– Chất đạm có vai trò tốt cho cơ thể nhưng với bệnh nhân bị bệnh phong thấp hoặc các bệnh lý liên quan xương khớp đều cần phải hạn chế. Không nên ăn nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể.
– Bên cạnh đó, người bệnh phong thấp cũng cần chú ý kiêng ăn một số loại rau củ quả bao gồm củ cải trắng, mận, thịt heo kho gừng,….Đó đều là những thực phẩm chứa nhiều acid oxalic không tốt cho các bệnh xương khớp.
– Hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn bao gồm thịt mỡ, lạp xưởng, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo, nước ngọt có gas.. Nguồn thực phẩm này sẽ làm tăng lipid máu qua đó gây ra những kích thích phản ứng viêm tấy khiến cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
–Một số thực phẩm gây ra tình trạng đào thải lượng canxi trong cơ thể khiến cho xương khớp bị yếu hơn bao gồm thịt đỏ, nội tạng, đường, muối và rượu bia…
– Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào, đồ nướng hay thức ăn nhanh cũng là khắc tinh của người bệnh phong thấp. bởi chúng có chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, xung huyết và làm hại đến xương khớp.
Tìm hiểu thêm: https://chatdocdacam.vn/phong-thap-la-benh-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-chua-tri.html