Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa & cách phòng tránh
Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng có tính chất miễn dịch, tương tự các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, mề đay… Bệnh biểu hiện bằng những tổn thương trên bề mặt da gây ngứa ngáy và khó chịu.
Bệnh viêm da cơ địa rất nguy hiểm và khó chữa
Viêm da cơ địa xuất phát từ những nguyên nhân bên trong nên bệnh không có tính chất lây nhiễm, tức là tiếp xúc, giao tiếp hoặc sinh hoạt chung với người bệnh.
Nguyên nhân viêm da cơ địa
Y học hiện đại và y học cổ truyền có nhiều quan điểm giống và khác nhau về nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Cụ thể gồm:
Di truyền: Viêm da dị ứng cơ địa không lây, tuy nhiên lại có tính di truyền cao. Nếu ông bà, cha mẹ bị bệnh thì tỷ lệ di truyền sang thế hệ sau là rất cao.
Cơ địa dị ứng: ngay từ khi sinh ra, người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng trước những yếu tố bên ngoài có thể dễ dàng bị viêm da cơ địa tấn công.
Hệ miễn dịch suy giảm: là nguyên nhân khiến các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu chức năng, đặc biệt là gan.
Môi trường sống và làm việc: Bị viêm da cơ địa có thể do ô nhiễm, nhiều khói bụi, nguồn nước bẩn, vệ sinh kém, tiếp xúc với nhiều hóa chất…
Triệu chứng viêm da cơ địa
Ngứa ngáy ngoài da: xảy ra khi tác nhân xâm nhập kích hoạt phản ứng gây ngứa histamin.
Da mẩn đỏ: ở giai đoạn khởi phát, vùng da đầu, da mặt, cổ, ngực, mặt trước khủy tay, mặt sau đầu gối… của bệnh nhân viêm da cơ địa dễ xuất hiện các ban đỏ hình tròn, làn da lẩn mẩn, bong trợt có mụn nước.
Phù nề bề mặt da: vùng da bị mụn nước phù nề và dày lên, kèm cảm giác nóng và ngứa.
Đóng vảy tiết: mụn nước vỡ ra, chảy dịch đóng thành vảy dày. Người bệnh viêm da cơ địa ngứa ngáy, gãi nhiều cũng khiến da bị tổn thương, tạo vết nứt và đóng vảy tiết vàng.
Triệu chứng viêm da cơ địa khác: chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, mất ngủ… là những dấu hiệu đi kèm mà người bệnh cần lưu ý.
Làm gì để phòng tránh?
Hiện nay, việc dự phòng và điều trị bệnh viêm da cơ địa còn gặp không ít khó khăn, bởi vì nguyên nhân rất phức tạp. Khi nghi ngờ bị viêm da cơ địa thì người bệnh đi khám chuyên khoa da liễu, nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Luôn luôn giữ cho da sạch sẽ, bấm móng tay và đi găng tay để không bị trầy xước da gây nhiễm khuẩn khi gãi. Nên mặc các loại quần áo vải mỏng, mềm, không có khả năng gây dị ứng.
Hàng ngày nên tắm bằng nước ấm (không nên dùng nước quá nóng). Vệ sinh môi trường sống cũng là vấn đề cần quan tâm để hạn chế mắc bệnh viêm da dị ứng. Không nên nuôi động vật trong nhà, nhất là mèo, chó.
Tìm hiểu thêm: https://chatdocdacam.vn/viem-da-co-dia-la-gi-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-chua-tai-nha.html